Khi bồn cầu bị tụt nước, bạn gạt cần gạt nước mãi mà không thấy nước chảy ra, thấy giống như bồn cầu hết sạch nước rồi vậy. Nhưng khi kiểm tra bể chứa nước của bồn cầu thì thấy nước vẫn đầy và bình thường. Vậy rốt cuộc chuyện gì đang xảy ra?
1. Do mất nước cục bộ
Nguyên nhân mất nước cục bộ này bạn có thể kiểm tra bằng mắt thường. Bạn có thể mở bồn chứa nước của bồn cầu ra xem. Trong trường hợp bồn cầu bị tụt nước vì mất nước cục bộ, nước sẽ không có trong bể nước, dẫn tới việc không có nước để mà chảy xuống bồn cầu. Nguyên nhân này có thể xuất phát từ nguồn cấp nước chính của gia đình như bồn nước chính nhà bạn đã cạn nước hay nguyên do tắc nghẽn đường ống dẫn nước sạch đến bồn cầu do bị xoắn, bị bẹp,...
Mất nước cục bộ khiến không có nước vào bể
2. Do kẹt phao khóa nước
Tình huống kẹt phao khóa nước thường xảy ra trong trường hợp bồn cầu đã được sử dụng lâu dài mà không được thường xuyên kiểm tra và bảo trì. Phao nước trong bồn chứa nước của bồn cầu dễ bị dòng nước cuốn đẩy đi, mắc kẹt vào một số vị trí như thành bể chứa hay các linh kiện khác ở bên trong bồn cầu. Phao khóa nước bị kẹt, khiến nó không thể hoàn thành chức năng của nó cũng như gây ra hiện tượng tụt nước trong bồn cầu.
> > Xem thêm: Cách sửa van cấp nước bồn cầu bị sự cố
3. Do hỏng khóa nước
Tình huống này là tình huống loại trừ của hai trường hợp ở trên. Lúc này, bạn đã kiểm tra chắc chắn nước ở nguồn cấp vẫn có, nước ở bồn cầu vẫn đầy, phao nước hoạt động cũng bình thường nhưng nước lại không thể thoát ra được. Và nguyên nhân duy nhất cho trường hợp hợp nước không thoát ra chính là khóa nước không hoạt động, nó không mở ra để nước thoát vào bồn cầu mà bị đơ lại vị trí khóa nước.
Khóa nước và phao bị trục trặc có thể làm bồn cầu tụt nước
1. Kiểm tra nguồn cấp nước
Khi bồn cầu bị tụt nước, trước tiên, các bạn hãy mở nắp bồn chứa để kiểm tra, nếu bồn chứa hoàn toàn trống rỗng, điều này có nghĩa là đường cấp nước tới bồn cầu bị trục trặc có vấn đề. Các bạn hãy kiểm tra đường dây dẫn, dây nối xem có bị xoắn hay bị vật nặng đè lên không. Nếu không thì vấn đề chính là hết nước ở bể nước chính của gia đình, hãy bơm nước vào bể nước cho đầy nhé!
2. Kiểm tra phao nước
Bước thứ hai, kiểm tra phao nước nếu bạn thấy nước trong bể vẫn đầy ở bước thứ nhất. Trong trường hợp phao nước bị mắc kẹt vào các linh kiện hay thành bồn chứa, hãy di chuyển và đặt lại vị trí phù hợp. Trong trường hợp khớp nối phao nước bị hỏng thì hãy thay thế ngay pha và cần phao để chúng được hoạt động bình thường lại, căn mực nước một cách chuẩn nhất, tránh trường hợp nước tràn ra ngoài do thừa thải hay trường hợp tụt nước bồn cầu.
Kiểm tra các linh kiện thiết bị có gây cản trở phao hay không
3. Kiểm tra khóa nước
Lúc này bạn nên nhờ tới những người thợ có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn tới để xử lý. Các anh thợ sẽ giúp bạn kiểm tra toàn diện bằng cách tháo các linh kiện bên trong bồn chứa nước như cụm van, phao, khóa nước,... để kiểm tra và vệ sinh lại. Nếu khóa nước chỉ là bị đóng bẩn, bạn có thể vệ sinh và tiếp tục sử dụng nó, trong trường hợp khóa đã thật sự hư hỏng thì bạn nên thay mới ngay.
Chuyên mục hỏi đáp cùng với khách hàng
Hỏi: Chị Trần Thị Thúy Diễm ngụ tại đường Âu Cơ quận 11 hỏi: “Bồn cầu nhà tôi có hiện tượng khó thoát, nước cứ ngập lưng lưng ở miệng bồn cầu chứ không hoàn toàn thoát đi hết được. Tôi lo lắng nếu để lâu tình trạng này sẽ tệ hơn nên muốn tìm cách giải quyết nhanh chóng nhất. Xin công ty hãy tư vấn cho tôi.”
Trả lời: Xin chào chị Diễm, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về cho công ty của chúng tôi. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của chị về vấn đề này như sau:
Theo như mô tả của chị, hiện tại tình trạng của bồn cầu nhà chị như sau: có hiện tượng nghẹt nhẹ, nước khó thoát và thoát chậm. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do tắc nghẽn vì giấy vệ sinh, hoặc có vật gây tắc nghẽn lối thoát của nước bên trong đường ống. Để giải quyết tình trạng trên, chúng tôi có một số phương pháp đơn giản như sau:
Thông bồn cầu bằng baking soda
Đối với phương pháp này, chúng tôi khuyến khích sử dụng và thực hiện trong các trường hợp tắc nghẽn nhẹ do giấy vệ sinh, cặn bẩn hoặc chất thải hữu cơ. Để thông tắc bồn cầu, chị hãy làm theo những bước sau đây:
Bước 1: Đổ một chén baking soda muối nở vào miệng lỗ thoát bồn cầu.
Bước 2: Đổ một bát giấm ăn vào bên trong bồn cầu.
Bước 3: Đợi khoảng 10 phút để phản ứng hóa học của hai chất này kết thúc thì đổ nước nóng vào bồn cầu.
Bước 4: Nhấn nút xả nước của bồn cầu.
> > Xem thêm: Bán dụng cụ thông tắc bồn cầu
2. Thông nghẹt bồn cầu với dây thép:
Sử dụng dây thép để thông bồn cầu
Phương pháp này được khuyến khích áp dụng khi nguyên nhân gây tắc nghẽn bồn cầu là các dị vật, vật thể nhỏ gây cản trở đường lưu thông của dòng nước thải bên trong đường ống bồn cầu. Cùng thực hiện theo những bước dưới đây:
Bước 1: Lấy một sợi dây thép và uốn cong ở cả hai đầu.
Bước 2: Một đầu sẽ được đưa vào bên trong bồn cầu, đầu còn lại làm tay cầm.
Bước 3: Đưa một đầu vào miệng lỗ thoát, cố gắng tìm vật thể lạ.
Bước 4: Khi chạm vào vật thể lạ, cố gắng móc hoặc câu nó ra.
Với hai cách đơn giản và nhanh chóng sau đây, chị đã có thể đối phó với tình trạng bồn cầu bị tắc nghẽn do hai nguyên nhân chính là tắc nghẽn do dị vật và tắc nghẽn do chất thải hữu cơ, giấy vệ sinh,... Với tình trạng tắc nghẽn nhẹ của bồn cầu nhà chị, chị có thể yên tâm hai phương pháp này có thể thành công thông tắc cho bồn cầu. Xin trân trọng thông báo tới chị.
Tags: bồn cầu bị cạn nước, tiếng xả nước bồn cầu, nước trong bồn cầu bị hút sạch khi xả, bồn cầu sôi, sửa bồn cầu bị nghẹt, bồn cầu thiếu hơi, bồn cầu xả không sạch, bồn cầu kêu ọc ọc